Trong xây dựng, móng nói chung và móng đơn nói riêng chắc hẳn đã không còn xa lạ gì với các kỹ sư. Trước khi tiến hành xây một ngôi nhà thì việc tìm hiểu các thông tin về nền móng là điều khá cần thiết và cơ bản. Do đó, đừng bỏ qua những nội dung của bài viết này của chúng tôi, để có thể hiểu rõ hơn về cấu tạo kết cấu và thi công của móng đơn nhé!
Móng đơn là gì?
Móng đơn hay còn được gọi móc cốc chính là loại móng đỡ một hoặc nhiều cột đứng sát nhau. Chúng có tác dụng chịu lực vì thế được ứng dụng để xây dựng hoặc giá cố trong các công trình với trọng tải nhẹ. Thông thường, loại móng này được sử dụng cho các công trình xây dựng dưới 3 tầng nên rất phổ biến.
Ngoài ra, móng đơn sẽ được bố trí dưới chân cột, trên nền đất có độ cứng tương đối và nền ổn định. Đối với hình dáng thì móng đơn có các loại như tròn, chữ nhật, vuông. Tuỳ vào quy mô, cũng như đặc điểm của từng công trình mà sẽ chọn loại móng đơn với kích thước phù hợp nhất.
Cấu tạo kết cấu móng đơn
Nhìn chung, móng đơn có cấu tạo kết cấu khá đơn giản. Trường hợp được làm bằng những viên gạch thì gồm các lớp xếp chồng lên nhau. Còn đối với móng đơn đổ bê tông cốt thép thì chúng sẽ bao gồm các thành phần như sau đây:
- Lớp bê tông dùng để lót móng: Chúng thường có độ dày là 100mm và được cấu thành từ bê tông 4×6 hay gạch vỡ và vữa xi măng mác 50 đến 100. Lớp này có chức năng làm sạch, phẳng hố móng, chống mất nước cho xi măng. Đồng thời, đây còn là ván khuôn giúp đổ bê tông móng.
- Bản móng( còn gọi là phần móng): Có đáy hình chữ nhật, bị vát, độ dốc vừa và kích thước được tính toán bởi các kỹ sư sao cho phù hợp với từng công trình.
- Cổ móng: Kích thước thường sẽ lớn hơn phần cột trên đầu khoảng chừng 25mm. Chúng có nhiệm vụ truyền lực và trọng tải từ phía cột xuống tận đáy móng.
- Giằng móng (tên khác là đà kiềng): Dùng để đỡ vách tường ngăn trên và làm độ lún lệch giữa các móng với nhau trong công trình. Nếu như, giằng móng được phối hợp để làm dầm móng thì sẽ giảm độ lệch tâm nhưng cần tính toán như dầm trong kết cấu.
Tìm hiểu bài viết về thiết kế nhà xưởng, các bản vẽ thiết kế chuẩn nhất cho công trình xây dựng, các bạn có thể tham khảo Báo giá thiết kế xưởng đẹp với những bản vẽ thiết kế nhà xưởng mới nhất hiện nay tại Công ty Nam Trung.
Phân loại móng đơn
Hiện nay, móng đơn được phân loại sẽ dựa vào nhiều tiêu cho và mối quan hệ mật thiết với việc đưa ra quyết định khi thiết kế các công trình. Chính vì thế, tuỳ vào trường hợp sẽ có các loại móng đơn khác nhau. Trong thiết kế xây dựng sẽ có 3 cách phân loại phổ biến và được sử dụng nhiều nhất, đó chính là:
Dựa vào đặc điểm của tải trọng
Khi dựa vào đặc điểm của tải trọng để phân loại thì móng đơn sẽ được chia ra thành:
- Móng chịu được tải trọng đúng tâm.
- Móng chịu được tải trọng lệch tâm.
- Móng dùng cho công trình cao như ống khói, bể chứa, thác nước,…
- Móng chịu được lực ngang lớn như đập nước, tường chắn,…
- Móng chịu được tải trọng thẳng đứng, moment nhỏ.
Dựa vào độ cứng của móng đơn
- Móng mềm: Thường có khả năng biến dạng lớn để cùng cấp với đất nền. Loại móng này có tỷ lệ cạnh dài hoặc ngắn lớn hơn 9.
- Móng tuyệt đối cứng: Đây là loại móng có độ cứng rất lớn và độ biến dạng thấp. Vậy nên, chúng thường sẽ có móng gạch, đá và bê tông.
- Móng cứng hữu hạn: Đây là móng bê tông cốt thép với tỷ lệ cạnh ngắn và dài dưới 8.
Dựa vào cách thức chế tạo
Nếu dựa theo phương thức chế tạo thì móng đơn sẽ được chia thành 2 loại như sau:
- Móng lắp ghép: Chúng được làm ra bởi nhiều khối lắp ghép chế tại sẵn và ghép lại với nhau trong quá trình thi công.
- Móng toàn khối: Thường được làm từ các loại vật liệu khác nhau và được chế tạo ngay tại chỗ xây dựng.
Tham khảo ngay bài viết về thi công kết cấu thép, tìm hiểu quy trình và báo giá thực hiện chi tiết nhất. Với 20 năm kính nghiệm trong nghề, Nam Trung Cons sẽ đem đến quy trình và giá thành gia công kết cấu thép chuẩn nhất đến cho khách hàng.
Quy trình thi công móng đơn
Đối với xây dựng, để đảm bảo về mặt thẩm mỹ lẫn kết cấu của móng đạt chuẩn thì quy trình thi công cần phải trải qua những bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và trang thiết bị thi công
Khi đã khảo sát, trắc địa xong thì phương án chọn thi công móng đơn sẽ được đưa ra. Gần như ngay lập tức, chủ thầu hay kỹ sư sẽ phải bước vào các công tắc để chuẩn bị. Với bước này, họ cần chuẩn bị tốt và đầy đủ các thứ như mặt bằng, công nhân và tính toán trang thiết bị.
Bởi vì, nếu quá trình chuẩn bị hoàn chỉnh, chu đáo thì những bước tiếp theo khi xây dựng sẽ diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn. Mặt khác, bước đầu tiên càng hiệu quả thì công trình cũng được đẩy kịp tiến độ đã dự tính trước đó.
Bước 2: Đào hốmóng đơn
Đây là một trong những bước khá quan trọng trong xây dựng. Khi đã xác định được vị trí chính xác của hố móng thì sẽ bắt đầu dùng các trang thiết bị và đào. Kích thước hố móng đơn cần đảm bảo đủ rộng, dài và sâu theo sự tính toán trước.
Ở bước này, nếu đào hố có kích thước không được chính xác thì rất dễ gặp khó khăn cho suốt quá trình thi công về sau. Đồng thời, chúng cũng có thể làm sai lệch với kế cấu, từ đó gây mất an toàn cho cả công trình.
Bước 3: Làm phẳng mặt hố móng cốc
Khi đã đào xong hố móng thì việc cần làm tiếp theo là làm sạch và san phẳng mặt. Hãy sử dụng những trang thiết bị chuyên dùng để làm phẳng. Kèm theo đó, bạn có thể dùng đất để trải phẳng mặt hố hoặc rải thêm một lớp đá dăm mỏng lên bề mặt.
Bước 4: Đổ bê tông lót
Thông thường, chúng sẽ được đổ trên các lớp đá mỏng trải bề mặt và có độ dày tầm 100mm. Nhiệm vụ chính của bê tông lót chính là hạn chế được việc mất nước cho lớp vữa và bê tông ở phần trên. Hơn nữa, đây còn là cách tốt nhất để cố định và làm phẳng cho phần đáy của móng.
Bước 5: Bố trí thép móng đơn
Đây là bước sẽ tùy thuộc vào hình dạng của móng đơn mà có các cách bố trí thanh thép chịu lực khác nhau. Thường, thanh thép được sử dụng sẽ có kích thước cỡ 12 đến 16 và khoảng cách giữa chúng giao động từ 10 tới 15cm. Với cốt thép móng đơn thì cần đặt cách các mặt bê tông lót khoảng 5 cm là được. Điều này nhằm mục đích tránh được hiện tượng thép bị ăn mòn, gỉ theo năm tháng. Cũng như, chúng còn tăng sự liên kết giữa lớp lót và móng với nhau.
Bước 6: Đổ bê tông móng
Công đoạn cuối cùng để giúp công trình thi công móng đơn được hoàn thiện và đạt chuẩn chính là đổ bê tông. Đây cũng là một bước có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo kết cấu của công trình có đạt độ an toàn. Khi thực hiện, đội thi công cần trộn bê tông theo tỷ lệ tiêu chuẩn.
Trong quá trình độ bổ tông, cần làm theo đúng nguyên tắc là đổ từ xa đến lại gần. Ngoài ra, nếu hố móng gặp phải tình trạng ngập hoặc ứ nước thì cần hút hết ra. Như vậy mới không ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của bê tông.
Lưu ý khi thiết kế móng đơn
Dù bạn đang thi công móng với kiểu dáng và hình thức ra sao thì cũng sẽ có những điều cần chú ý. Vì thế, khi làm móng đơn thì bạn không nên bỏ qua một số chú ý quan trọng như sau:
- Khi thiết kế móng đơn lệch tâm hãy chú ý đến sự cân bằng trong kết cấu. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng móng chân vịt để làm giảm độ lệch tâm. Làm dạng hình tam giác hoặc thang đối với phần phản lực của đất.
- Công thức tính tải trọng của móng đơn chính xác nhất chính là R= m(A.γ.b + B.q + D.c), nếu P≤ R( đúng tâm) và P≤ 1,2R (lệch tâm). Trong đó, P: tải trọng kết cấu, R: độ tiêu chuẩn đất nền, b: chiều rộng, q: tải trọng móng, c: lực dính và A,B,D: thông số các góc ma sát trong của đất.
- Tiêu chuẩn thép cần phải có chất lượng tốt, đúng kích thước và quy chuẩn. Mặt khác, cốt thep phải đúng theo bản vẽ, độ méo mó, dẹp hay giảm tiết diện không được quá 2%. Khoảng cách nối giữa hai thanh thép cần >10d và buộc nối sẽ là lớn hơn 30d. Đồng thời thép cần sạch sẽ, không bám bụi và được bọc kín bằng nilon nếu chưa đổ bê tông.
Trên đây là những thông tin hữu ích về móng đơn mà chúng tôi đã chia sẻ. Mong rằng, những kiến thức này sẽ giúp bạn trong quá trình thi công xây dựng nhà cửa. Nếu doanh nghiệp muốn thi công xây dựng nhà xưởng, nhà thép tiền chế uy tín, chất lượng, liên hệ ngay với Công ty xây dựng lắp ráp kết cấu thép Nam Trung để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.